Bảo vệ giải toả mặt bằng. Cẩn thận 'sứt đầu mẻ trán' như chơi

Bảo vệ giải toả mặt bằng. Cẩn thận 'sứt đầu mẻ trán' như chơi

Hôm nay chúng ta nói về một vấn đề cực hay: Bảo vệ giải tỏa mặt bằng.

Vừa rồi có có 1 đồng chí xử lí nghiệp vụ rất kém trong một lần đi bảo vệ giải tỏa mặt bằng, nên mình viết bài này để mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Thường thì mọi người chỉ trực quanh quẩn cty, xí nghiệp chứ đi bảo vệ giải tỏa mặt bằng thì rất ít.

Trước tiên, chúng ta đi vào câu hỏi: Bảo vệ đi giải tỏa mặt bằng khi nào? Có nhiệm vụ gì? Câu hỏi 2: Xử lí thế nào khi có tranh chấp...

Bảo vệ giải toả mặt bằng, coi chừng sứt đầu mẻ trán

1) Hợp đồng bảo vệ giải tỏa mặt bằng trong trường hợp sau:

Đất đã được đền bù quá lâu.

Ví dụ 10 năm trước có dự án, đền bù xong rồi nhưng CĐT (Chủ đầu tư) chưa thi công, dân cứ tưởng quên luôn rồi, vẫn sống, canh tác và xây nhà trên đó. Đùng một cái nhà nước, CĐT từ đâu kéo đến đo đạc, chăng dây, máy móc đào bới ầm ầm, phát loa thông báo di dời trả lại mặt bằng.

10 năm trước đền bù thì đc bao nhiêu chứ, bỗng chốc đất bị lấy, nhà bị đập không xót sao đc, thế là tranh chấp. Có người thì kêu đền bù kg thỏa đáng, có người thì đóng cọc ngay ranh, máy chỉ cần đào lệch chút là nằm vạ, mà máy móc đào bới thì sao chính xác được.

Giải quyết đền bù chưa thỏa đáng. Phần lớn dự án và CĐT chỉ đền bù theo kích thước sổ đỏ, còn sai lệch đương nhiên là đất thuộc về nhà nước, đôi khi trước đền bù vẫn còn tranh chấp, sau thi công chưa giải quyết lại kéo nhau ra nằm vạ.

Tài sản và những thứ khác chưa kịp di dời để trả lại hiện trạng cho đất như nhà cửa, mồ mả, cây trồng. Dân xót của nên cứ để đấy, đụng vào đồ của anh là anh lại ra nằm vạ.

Khi bắt đầu thi công, ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của dân.

Ví dụ: Con đường vào nhà dân đang đi băng qua khu vực giải tỏa, bỗng nhiên máy móc tới đào bới xây dựng hàng rào, rồi đường đâu dân đi, việc này thì kêu địa phương xuống chứ chắc chắn CĐT không bao giờ giải quyết.

Để đảm bảo thi công đúng tiến độ, CĐT sẽ thuê dịch vụ bảo vệ. Mục đích là không cho ai tiếp cận vùng đất mà máy móc đang thi công, vì khi thi công xong rồi, dân có đập phá sẽ dính vào tội phá hoại tài sản nhà nước, nên không ai dám.

Để thực hiện tốt hợp đồng đã kí kết và hạn chế tranh chấp, đổ máu... thì Bảo vệ cần làm những điều sau đây:

1) Luôn nhớ và ưu tiên nhiệm vụ của mình là: Bảo vệ máy móc và tài xế, không cho người lạ vào khu vực thi công để tránh gây tai nạn.

Để làm được điều này: cử bộ phận theo dõi tình hình, thấy ai xuất hiện khả nghi là yêu cầu ra khỏi đó, luôn đứng thành từng cụm xung quanh máy móc, cập nhật thường xuyên tình hình báo cáo cấp trên, CĐT bằng bộ đàm, điện thoại, hình ảnh, video để tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng, không thương thuyết, không nổi nóng với dân...

2) Việc đền bù, thương thuyết không phải là công việc của Bảo vệ, nên khi có sự xâm phạm đất đang thi công, chỉ xin lỗi mời họ ra ngoài, giải thích rõ nhiệm vụ của Bảo vệ với họ: là bọn em chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ máy thi công an toàn thôi, còn mọi việc nhờ anh/chị làm việc với CĐT dùm, tuyệt đối không tranh cãi, nổi nóng, khi dân đang bức xúc, chỉ cần một câu nói là xúc luôn đấy... rất nhiều trường hợp sứt đầu mẻ trán vì Bảo vệ lời qua tiếng lại với dân rồi.

3) Bảo vệ nên nhớ: CĐT & công an địa phương đang theo dõi tiến độ, chỉ cần sự việc đi xa là họ sẽ nhảy vào can thiệp liền, nên cũng đừng dại gì đứng ra mà lãnh, khi tranh chấp, tốt nhất nên cử một đại diện đứng ra xin lỗi và thương thuyết, mời họ đến một địa điểm khác, văn phòng hay chỗ nào gần đấy để nói chuyện, nhằm xoa dịu tình hình, trình bày và ghi nhận ý kiến của họ để báo cáo cấp trên.

4) Khi thương thuyết với dân, chỉ làm việc với đại diện của họ, chứ không phải ai cũng nói chuyện. Vì khi dân đi họ sẽ kéo theo cả bố mẹ, họ hàng hang hốc ra để nằm vạ, nên khi thương thuyết phải hỏi anh/chị có liên quan gì ở đây, chỉ làm việc với đúng người, còn không đúng người thì yêu cầu họ ra khỏi khu vực thi công, không tiếp chuyện

(Ở đây mình nói đội trưởng hoặc người đứng đầu thôi, chứ người không có khả năng giao tiếp và kiến thức xử lí thì đừng có dại mà đi nói chuyện, tốt nhất nên cử một người đứng tuổi, tầm 40 trở lên, chứ trẻ trâu thì đừng nên nhen).

5) Khi đi nhận những nhiệm vụ như thế này, những tình huống sẽ xảy ra là điều mà mỗi cty bảo vệ, mỗi thành viên thực hiện phải dự liệu trước: có những cuộc ẩu đả xảy ra là vì bản thân những người thực hiện nhiệm vụ không được đào tạo, không hiểu công việc mà mình phải làm, cứ gân cổ lên mà cãi với dân rồi nó oánh cho lại kêu đau.

Mỗi sáng giao ca, đội trưởng phải nắm rõ công việc và những tình huống sẽ xảy ra rồi thông báo lại với anh em để họ nắm mà xử lí, không để ảnh hưởng đến hợp đồng đang kí kết... để đến khi sự việc đi quá xa rồi nói nghiệp vụ kém lại tự ái... nhen :)))

---

Luôn hj vọng a e góp ý chân thành để cùng nhau tiến bộ, không hoan nghênh các bộ phận ta đây cào phím nhé, vì dưới hình là chính mình đi trực tiếp giải quyết các sự việc đó đấy.

Chia sẽ từ anh Bùi Thành (NGHỀ BẢO VỆ). Xin cám ơn anh.

ĐỂ LẠI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN ĐỂ SÀI GÒN SECURITY NGÀY CÀNG HOÀN THIỆN HƠN

Bạn phải điền tên mới được bình luận

Bạn phải điền SĐT mới được bình luận

SĐT phải đúng định dạng vd: (0123456789)

Bạn phải điền nội dung bình luận

CÁC MỤC TIÊU ĐANG TUYỂN DỤNG

(Xem chi tiết bằng cách nhấp vào các ô phù hợp bên dưới)

Địa điểm

Loại hình

TUYỂN GẤP

Ca lương cao

Thời vụ

CA ĐÊM ĐƯỢC NGỦ

Bao cơm

Lớn tuổi

Nghỉ Chủ Nhật

GIỜ HÀNH CHÍNH

Ca ít tiếng

Việc nhẹ

24 tiếng

16 tiếng

14 tiếng

12 tiếng

10 tiếng

8 tiếng

4 tiếng

Cơ động

Q.1

Q.2

Q.3

Q.4

Q.5

Q.6

Q.7

Q.8

Q.9

Q.10

Q.11

Q.12

Phú Nhuận

Bình Thạnh

Thủ Đức

Gò Vấp

Tân Bình

Tân Phú

Bình Tân

Bình Chánh

Hóc Môn

Bình Dương

Nhơn Trạch

Tiền Giang

Long An

Liên hệ